Câu đương là gì? Chức câu đương là gì, nghĩa là gì mà nhiều người tìm kiếm, giải thích nghĩa câu đương, chức câu đương đúng nhất.

Câu đương là gì? Chức câu đương là gì?
Câu đương hay chức câu đương là một chức quan nhỏ thời cuối triều Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam.
Câu đương là một chức vụ nhỏ ở xã, giữ việc bắt bớ, áp giải người có tội.
Câu đương hay chức câu đương xuất phát từ đâu?
Câu đương hay chức câu đương xuất phát từ câu chuyện về Trần Thủ Độ.
Trần Thủ Độ là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong các sự kiện lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên lần thứ nhất.
Câu chuyện về “câu đương hay chức câu đương”:
Có người vốn là “người nhà” của Linh Từ Quốc Mẫu muốn xin chức câu đương. Anh ta chắc mẩm trong bụng thế nào mọi việc cũng sẽ xong xuôi tốt đẹp.
Tuy nhiên, khi gặp Trần Thủ Độ thì ông bảo anh ta muốn có chức câu đương thì “phải chặt một ngón chân” để phân biệt với những câu đương khác, thì anh ta “kêu van mãi” mới được Thái sư tha cho!
Có lẽ vì thế trong dân gian mới có lời vè châm biếm:
Câu đương ăn nhặn gì đâu,
Ngón chân bị chặt thì đau vô cùng!
Qua câu chuyện đó, ta thấy Trần Thủ Độ là vị quan to đầu triều mà rất chí công và cương trực. Có lẽ ông là người đầu tiên ở nước ta kiên quyết chống lại chuyện chạy chức chạy quyền của bọn hám danh trục lợi trong xã hội!